ĐỘ AN TOÀN CỦA THUỐC GÂY TÊ CỤC BỘ PHẦN II
Admin 20/10/2020 - 10:53:44
Biên dịch: Dr.Annie Vu
![]() |
Các phản ứng phụ
Các thuốc gây tê cục bộ khá là an toàn khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, mặc dù là rất hiếm, nhưng chúng vẫn có thể gây ra những phản ứng phụ, bao gồm cả một số trường hợp gây ra phản ứng ngược toàn thân
Những phản ứng không mong muốn được chia thành 2 loại: loại thứ nhất liên quan tới sự xâm lấn của của kim trong da, loại còn lại liên quan tới bản chất của dung dịch tê. Đau, phù, bầm, nhiễm trùng, tăng cảm giác và cứng hàm là những triệu chứng nổi bật trong nhóm đầu tiên (sự xâm lấn của kim vào da). Những phản ứng liên quan tới dung dịch tê liên thường đi kèm với ngộ độc tê cục bộ, ngộ độc tê toàn thân, phản ứng dị ứng và hiện tượng đặc ứng (idiosyncratic).
Ngộ độc cục bộ
Ngộ độc cục bộ được cho là tác động trực tiếp của thuốc tê cục bộ lên vị trí bôi thuốc, ví dụ như: đau. Tình trạng này thường có liên quan tới kỹ thuật chưa chính xác, hoặc do bản thân chất tiêm, hoặc do sự căng phồng của mô tại vị trí tiêm, ví dụ: bầm, nhiễm trùng, tổn thương cấu trúc thần kinh hoặc hoại tử thiếu máu mô.
Ngộ độc tê toàn thân
Ngộ độc thuốc gây tê cục bộ là phản ứng phụ nặng nề nhất vì nó có thể giết chết bệnh nhân. Tình trạng này xảy ra khi nồng độ thuốc tê trong huyết tương tăng lên đến nồng độ vượt ngưỡng khuyến cáo (to concentrations above the recommended). Phản ứng này có thể xảy ra một cách đột ngột ngay sau khi thuốc tê đi vào máu, hoặc chậm hơn, do tăng nồng độ thuốc tê trong huyết tương sau khi sử dụng tê quá liều, hoặc làm giảm sự chuyển hóa thuốc.
Đầu tiên, những dấu hiệu của bệnh nhân trên: hệ thần kinh trung ương có xu hướng tiến triển: dị cảm quanh miệng, dị cảm toàn mặt (facial paresthesia), rối loạn ngôn ngữ (dysarthria), rối loạn vị giác – thấy vị tanh kim loại (metallic taste), song thị (diplopia), rối loạn thính giác (auditory disturbances) và co giật (seizures). Tăng huyết áp và rối loạn nhịp nhanh (tachycardia) cũng có thể liên quan đến việc kích hoạt (activation). Các triệu chứng tiến triển kéo theo các dấu hiệu suy nhược thần kinh, dẫn đến suy hô hấp (nồng độ lidocaine trong máu cao hơn (15 µg/mL). Những tác động trên hệ tim mạch đến muộn hơn, bao gồm: suy cơ tim, kéo dài thời gian dẫn truyền tim, nhịp chậm, tụt huyết áp và suy tim (khi nồng độ lidocaine trong máu cao hơn 20 µg/mL- lidocaine serum concentration higher than 20 µg/mL).
Mặc dù tiềm ẩn những nguy cơ nặng nề, tuy nhiên ngộ độc tê lại vô cùng hiếm gặp. Liều thuốc tê cục bộ cần thiết cho hầu hết các thủ thuật da liễu vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với liều khuyến cáo cho thuốc tê – ngộ độc tê thường có liên quan tới sử dụng liều cao.
Vasques và cộng sự đã xuất bản một tổng quan tài liệu, đề cập tới 67 trường hợp ngộ độc tê được mô tả trong 54 bài báo cáo từ năm 2010 (năm mà thuật toán phác đồ về thuốc tê cục bộ được xuất bản bởi Hiệp hội Y học Thuốc tê và Đau Hoa Kỳ) đến năm 2014. Tám (8) trong tổng số các trường hợp (out of the total), đã xảy ra sau khi truyền thuốc tê cục bộ, và 2 ca khác xảy ra sau khi vô tình (inadvertent) đưa thuốc vào mạch máu bằng canula tĩnh mạch. Kỹ thuật thực hiện (administration technique) thích hợp với 78% trong số 50 bệnh nhân nhận được liều gây tê cục bộ duy nhất. Trong số những bệnh nhân đó, có 23% bị ngộ độc tê sau khi gây tê vùng gian cơ bậc thang (interscalene block), 16% sau khi gây tê ngoài màng cứng (epidural block) và 13% sau khi gây tê dương vật (penile block). Bệnh nhân nhỏ hơn 1 tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất (22%). Bảy (7) trường hơp có liên quan đến thuốc gây tê tại chỗ (tê bôi), 5 trường hợp liên quan tới trẻ em – 4 trong số những trẻ em đó nhỏ hơn 4 tuổi. Ngộ độc tê toàn thân chỉ được quan sát trong 2 bệnh nhân da liễu: 2 trẻ em có liên quan tới tình trạng methemoglobin máu sau khi gây tê bằng EMLA.
Nghiên cứu sau này do Starling và cộng sự đã chỉ ra rằng: các thủ thuật da liễu trong môi trường nội trú được ghi nhận là có tỉ lệ biến chứng rất thấp. Sau 10 năm nghiên cứu tại bang Florida và Alabama (U.S.A.), họ đã không xác nhận được bất kỳ biến chứng nào có liên quan đến gây tê cục bộ trong các thủ thuật da liễu.
Nghiên cứu dọc (longitudinal study) đươc thực hiện bởi Alam và cộng sự bao gồm 1 nghiên cứu với 437 các bác sĩ da liễu ngoại khoa ở Mỹ và nó cũng nếu bật lên các trường hợp ngộ độc tê do sử dụng lidocaine khi các bác sĩ thực hiện phẫu thuật trong vòng 10 ngày liên tiếp. Liều tối đa của thuốc là 6.54 mL với các phẫu thuật cắt bỏ và 15.85 mL với các phẫu thuật tạo hình. Tỷ lệ các phản ứng phụ có liên quan tới thuốc tê cục bộ là 0.15% - những phản ứng phụ trung bình xuất hiện ở 0.13% các trường hợp (chóng mặt-dizziness, lơ mơ, ngủ gà-drowsiness và rối loạn nhịp nhanh-tachycardia gây ra bởi epinephrine).
Một loạt 20,021 bệnh nhân được đánh giá bởi Barrington và Kluger trong 1 nghiên cứu thực hiện tại trung tâm y tế ở Australia và New Zealand từ tháng giêng năm 2007 và tháng 5 năm 2012. Bệnh nhân bị 25,336 lần chẹn thần kinh ngoại biên có và không có sự hướng dẫn của siêu âm. Các bênh nhân dưới 13 tuổi bị loại khỏi cuộc thử nghiệm. Có 22 lần ngộ độc tê toàn thân, và tỉ lệ xảy ra là 0.87/1000 lần. Chỉ có duy nhất 1 bệnh nhân tiến triển tới suy tim sau khi tiêm vào tĩnh mạch trong khi đang thực hiện gây tê tủy sống. Vị trí tiêm, loại tê được sử dụng, liều tính theo cân nặng và chỉ số khối cơ thể là những yếu tố dự báo về tỷ lệ biến chứng.
Sites và công sự đã không xác định bất kỳ ca suy tim nào trong nghiên cứu sau này của họ với 12 668 bệnh nhân đã trải qua gây tê vùng ngoại biên từ tháng 7/2003 tới tháng 2/2011, tại 1 bệnh viện ở Mỹ. Chỉ có duy nhất 1 trường hợp ngộ độc tê toàn thân đã được ghi nhận (tỷ lệ là: 0.08/1000).
Việc điều trị ngộ độc tê toàn thân bao gồm: dừng tất cả các thủ thuật gây tê, yêu cầu hỗ trợ y tế ngay lập tức. Sau đó, thực hiện các hỗ trợ chức năng sống cơ bản, nâng cao: khai thông đường thở, hỗ trợ tim mạch. Điều trị đặc hiệu trong trường hợp suy tim với dung dịch nhũ tương lipid 20%
Các phản ứng quá mẫn
Quá mẫn type 1 (phản ứng qua trung gian IgE và phản vệ)
Tỷ lệ dị ứng thực sự qua trung gian IgE của các thuốc gây tê cục bộ được ước tính nhỏ hơn 1%. Một bài đánh giá tổng quan của Bhole và cộng sự xuất bản năm 2012 đã đánh giá 23 loạt trường hợp gồm 2978 bệnh nhân từ năm 1950 tới 2011. Chỉ 23 trong số những bênh nhân thực sự bị quá mẫn type 1 với thuốc tê cục bộ.
Các phản ứng tại chỗ rất phổ biến và bao gồm: nổi mày đay, phù Quincke mà không có tổn thương ở hô hấp. Việc điều trị bao gồm sử dụng thuốc kháng histamine và theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân đó.
Triệu chứng của phản ứng quá mẫn toàn thân tức thì (phản vệ) được quan sát ở 30 phút đầu tiên, ngay sau khi phơi nhiễm với thuốc tê. Những triệu chứng này phải được các bs nhận ra càng sớm càng tốt. Hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng có liên quan hoặc có triệu chứng bất thường ở hệ hô hấp, tim mạch. Triệu chứng bao gồm: khó thở, ho, thở khò khè, tụt huyết áp và rối loạn nhịp nhanh. Điều trị bắt đầu với tiêm vào tĩnh mạch các thuốc gây giãn mạch ngay lập tức (epinephrine).
Trong trường hợp dị ứng, có thể sử dụng thuốc tê dạng ester vì giữa chúng có rất ít phản ứng chéo, cũng như thuốc tê nhóm amide. Những lựa chọn khác có thể sử dụng diphenhydramine hoặc nước muối kìm khuẩn (dd nước muối benzyl alcohol 0.9%) trong trường hợp sinh thiết hoặc loại bỏ tổn thương da nhỏ.
Phản ứng quá mẫn type 4
Phản ứng quá mẫn muộn này bao gồm cả tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis). Theo như một nghiên cứu hồi cứu (retrospective study) được thực hiện bởi To và cộng sự, họ đã đánh giá 1819 bệnh nhân trải qua patch test ở Canada, tỉ lệ này lên đến 2.4%. Benzocaine có tỷ lệ dị ứng cao nhất (45%), sau đó là lidocaine (32%) và dibucain (23%). Con số ước lượng có thể lên đến 3.4% ở United States.
Tình trạng lâm sàng sau 24 và 48h sau khi phơi nhiễm với kháng nguyên được biểu hiện là: hồng ban, phù, thâm nhiễm bạch cầu, mụn nước, bóng nước và đóng mài. Các triệu chứng bao gồm cả cảm giác ngứa và bỏng rát.
Những bệnh nhân đã thực hiện patch test cho kết quả dương tính với lidocaine bắt buộc phải được tiêm trong da lidocain 0.1% để xác nhận lại có bị viêm da tiếp xúc dị ứng với thuốc hay không. Các loại thuốc tê khác cũng đều phải được test như vậy.
Phản ứng cường phế vị
Phản ứng xảy ra do bệnh nhân quá lo lắng hoặc đau đớn, sợ hãi. Nó sẽ kích thích thần kinh phó giao cảm và gây ra cá triệu chứng tương tự như là phản ứng dị ứng: chóng mặt, vã mồ hôi, buồn nôn, nhịp chậm và tụt huyết áp. Một số trường hợp nặng nề hơn, bệnh nhân có thể ngất (syncope). Việc điều trị bao gồm: trấn an bệnh nhân, đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp (Trendelenburg position) và chườm lạnh lên trán bệnh nhân.
Thuốc tê tại chỗ
Các phản ứng tại chỗ của thuốc tê cục bộ bao gồm: hồng ban, tím tái và phù. Kem tê không nên thoa trực tiếp lên mắt, niêm mạc miệng và bên trong ống tai do nguy cơ kích ứng tại chỗ. Thêm vào đó, phải cực kỳ cẩn thận khi bôi thuốc lên vùng niêm mạc sinh dục.
Phản ứng toàn thân, ví như methemoglobin máu, rối loạn chức năng thần kinh trung ương và ngộ độc tim, mặc dù rất rất hiếm, nhưng nó vẫn có thể xảy ra.
Methemoglobin máu là mối lo ngại nhất định đối với lứa tuổi trẻ em, vì sự chuyển hóa với methemoglobin chưa được hoàn thiện ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Tình trạng này có thể nặng nề hơn khi sử dụng tê EMLA®, vì prilocaine có nguy cơ ngăn cản sự vận chuyển oxygen của hemoglobina. Khi nồng độ methemoglobin từ 15% - 30% sẽ dẫn đến tình trạng tím tái (cyanosis). Nồng độ từ 30% - 50% gây ra tình trạng khó thở, rối loạn nhịp nhanh (tachycardia) và đau đầu. Nồng độ cao hơn 50% gây ra tình trạng ngất lịm (lethargy) và hôn mê (coma).
Một bài đánh giá tổng quan được thực hiện bởi Tran và Koo (2014) bao gồm 12 nghiên cứu về sự an toàn của thuốc gây tê cục bộ. Mười hai (12) trường hợp ngộ độc thuốc gây tê cục bộ đã được xác nhận và 9 trong số đó xảy ra ở trẻ em.
Kem bôi tê chứa 7% lidocaine và 7% tetracaine có thể gây ra hồng ban nhẹ, thoáng qua hoặc nhạt màu ở vị trí bôi tê.
Một số kỹ thuật có thể làm tăng khả năng hấp thu đối với thuốc gây tê cục bộ thông qua lớp sừng trưởng thành, ví dụ như: laser xâm lấn. Sản phẩm thoa lên vùng da bị nhiễm trùng, hoặc thoa lên diện tích lớn da cơ thể, có thể làm tăng khả năng hấp thu và tăng nguy cơ gây ngộ độc tê.
Khi thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của ngộ độc tê, thuốc tê trên bề mặt da phải được loại bỏ ngay lập tức. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và luôn đánh giá các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân. Điều trị đặc hiệu buộc phải dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân.
Kỹ thuật sử dụng
Kỹ thuật sử dụng thuốc tê đúng sẽ đảm bảo cho thủ thuật da liễu của bác sĩ diễn ra an toàn và thoải mái. Bác sĩ buộc phải sử dụng găng tay và sát khuẩn da phù hợp. Vị trí điều trị phải đánh dấu trước khi sử dụng tê để tránh sai sót về thể tích thuốc tê được tiêm vào da.
Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng kim nhỏ và mảnh, vì những loại kim này sẽ ít gây cảm giác khó chịu hơn cho bệnh nhân. Tiêm chậm, rung da, sử dụng dung dịch ấm, làm lạnh da và tiêm 1 lượng nhỏ vào da cũng sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Trong một số trường hợp, bôi tê được khuyến nghị sử dụng trước khi tiêm tê, chủ yếu ở trẻ em.
Thuốc tê phải dùng cho da còn nguyên vẹn, i.e., trên những làn da không có tổn thương, hoặc không bị chàm. Điều quan trọng là nên tránh tiếp xúc thuốc với mắt bệnh nhân, cũng như là dùng thuốc tê dạng amide trên những bệnh nhân suy thận, hoặc dùng EMLA ở trẻ sơ sinh.
Tính an toàn của thuốc tê
Theo như Guideline của Mỹ xuất bản năm 2016, thuốc gây tê cục bộ là 1 loại thuốc an toàn để sử dụng trong các thủ thuật thẩm mỹ trong môi trường nội trú.Ngộ độc tê toàn thân và phản ứng dạng phản vệ của thuốc tê cục bộ là rất rất hiếm và rất nhiều các tác giả đã khuyến nghị sử dụng chúng cho các cuộc phẫu thuật ở môi trường ngoài bệnh viện.
Nghiên cứu theo thời gian được thực hiện bởi Starling và cộng sự (2012) đã thu thập dữ liệu về biến chứng của những bệnh nhân ngoại trú tại bang Florida từ 2000 đến 2010, và bang Alabama từ 2003 - 2009. Tại Florida, họ ghi nhận 46 trường hợp tử vong và 253 biến chứng của cuộc phẫu thuật: 45% trong số đó thuộc về các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Chỉ 4 biến chứng xảy ra do các bác sĩ da liễu, không có ca tử vong (1.3% tổng số ca): một phần của phản ứng phế vị xảy ra sau khu hút mỡ ở bệnh nhân gây mê toàn thân, 1 trường hợp rung nhĩ trong thời gian ngắn xảy ra ở bệnh nhân rạch da, 1 trường hợp phẫu thuật cắt bỏ mô bằng phương pháp Mohs không chính xác; và 1 trường hợp bỏng da độ 2 ở bệnh nhân nằm liệt giường (bedridden patient) đang thở oxy tại nhà, đã dùng thuốc an thần khi thực hiện các thủ thuật da liễu. Tại bang Alabama, họ ghi nhận 3 trường hợp tử vong và 49 biến chứng trong khi thực hiện các thủ thuật cho bệnh nhân ngoại trú. Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ ghi nhận tỷ lệ biến chứng cao nhất (42.3% of the cases). Chỉ có 1 biến chứng xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật bởi bác sĩ da liễu, và biến chứng này không liên qua tới tính mạng bệnh nhân. Con số này tương ứng với tỷ lệ chỉ khoảng 1,3% trong tổng số các trường hợp: chỉ 1 bệnh nhân bị nhiễm trùng do Staphylococcus aureus kháng methicillin sau thực hiện thủ thuật loại bỏ u sắc tố. Không có bất kỳ một biến chứng nào sau khi thực hiện thủ thuật làm đẹp có sử dụng thuốc tê do bác sĩ da liễu thực hiện.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hanke, Bernstein và Bullock bao gồm 15,336 bệnh nhân đã từng phẫu thuật hút mỡ với thuốc tê tumescent được thực hiện bởi các bác sĩ thẩm mỹ ngoại khoa; nghiên cứu của họ chỉ ra rằng các biến chứng chỉ xảy ra ở 0.38% trường hợp. Hai bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và cả 2 đều là rối loạn nhịp nhanh. Không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận. Klein và Jeske cũng chỉ ra nồng độ lidocaine an toàn trong máu khi sử dụng tê tumescent cho bệnh nhân hút mỡ.
Nghiên cứu thuần tập theo thời gian, được thực hiện bởi Alam và cộng sự. ghi nhận kết quả tương tự so với 19 bệnh nhân thực hiện phẫu thuật theo phương pháp Mohs. Những tác giả này tính toán 6 nồng độ lidocaine trong huyết tương được thực hiện 3 lần khác nhau trong 1 cuộc phẫu thuật. Không có nồng độ lidocaine nào tăng lên đến liều độc, thậm chí cả trong cuộc phẫu thuật có sử dụng nồng độ tê cao hơn: nồng độ lidocaine trong máu cao nhất được tìm thấy là 0.3 µg/mL. Năm 2012, Walsh và cộng sự đã xuất bản 1 nghiên cứu, chỉ ra ẳng kiến thức cuae các bác sĩ da liễu về liều độc của thuốc gây tê cục bộ là đầy đủ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị đối với ngộ độc toàn thân bằng nhũ tương lipid đã được 21,7% số người tham gia nghiên cứu thông báo chính xác và chỉ số này được các tác giả cho là thấp.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện bởi Kvisselgaard và cộng sự đã loại trừ phản ứng quá mẫn ở tất cả 164 bệnh nhân trong nghiên cứu đó, những bệnh nhân này đã từng bị nghi ngờ có liên quan tới phản ứng quá mẫn type 1 với thuốc tê cục bộ ở một phòng khám Dị ứng và Miễn Dịch, từ năm 2010 tới 2014. Các tác giả tin rằng những trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn là vô cùng hiếm ở thuốc tê.
Mặc dù những phản ứng phụ của thuốc tê là không thường xuyên gặp, nhưng các bác sĩ vẫn luôn phải cẩn thận khi sử dụng chúng. Từ việc lựa chọn thuốc gây tê phù hợp tới việc đánh giá và nhận ra nhanh những triệu chứng nguy cơ là xử trí biến chứng là những kiến thức vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các bác sĩ da liễu.
Các trường hợp đặc biệt
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Đôi với phụ nữ có thai, lidocaine được phân loại nhóm B và epinephrine thì được phân loại nhóm C. Các bác sĩ phải thật cẩn thận khi sử dụng thuốc tê ở nhóm những bệnh nhân này do sự nhạy cảm tại chỗ của họ tăng lên và khả năng hấp thụ thuốc tê toàn thân của bệnh nhân trong giai đoạn này cũng tăng lên. Khuyến cáo tránh tiêm vào tính mạch vì có nguy cơ gây ngộ độc cơ tim cho cả mẹ và con.
Trẻ em và người già
Việc sử dụng thuốc tê cục bộ ở trẻ em yêu cầu sự cẩn trọng tối đa của bác sĩ. Điều quan trọng là phải phân biệt được dấu hiệu của sự sợ hãi và cá tác động lên hệ thần kinh trung ương. Sự hấp thụ qua niêm mạc ở trẻ sơ sinh cao hơn và nhanh hơn so với người lớn; bên cạnh đó, mối liên hệ giữa thuốc tê và protein máu cũng không rõ ràng, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm độc nặng.
Độ thanh thải thuốc tê cục bộ ở người già thấp hơn, nguyên nhân do rối loạn chức năng các cơ quan và vòng tuần hoàn bị tổn thương. Hơn thế nữa, những thay đổi thần kinh cũng khiến những bệnh nhân này trở nên nhạy cảm hơn với thuốc tê. Trong nhiều trường hợp, liều thuốc tê thấp hơn là cần thiết để làm giảm đau cho nhóm đối tượng bệnh nhân này.
Bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền kết hợp
Rối loạn chức năng thận có thể ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn của thuốc tê cục bộ. Các vấn đề về thận và nồng độ ure máu có thể làm tăng hấp thu với thuốc tê cục bộ và giảm độ thanh thải của ropivacaine và bupivacaine.
Vòng tuần hoàn máu bị thay đổi làm giảm chuyển hóa thuốc tê ở gan và thận, do đó dẫn đến làm giảm độ thanh thải của thuốc. Suy tim làm giảm sự hấp thu tại chỗ của thuốc nguyên nhân do làm giảm bơm máu tới mô. Tuy nhiên, nồng độ thuốc tê tăng lên có thể xảy ra ở hệ thần kinh trung ương. Epinephrine phải được sử dụng một cách cẩn trọng và tránh xảy ra biến chứng ở những trường hợp này.
Bàn luận cuối cùng
Thuốc tê cục bộ có thể được cân nhắc như 1 loại thuốc an toàn để các bác sĩ da liễu sử dụng. Mặc dù các phản ứng phụ có thể rất nặng nề, như là ngộ độc tê toàn thân và phản ứng dạng phản vệ, dù cho chúng rất hiếm khi xảy ra. Kiểm soát phù hợp thuốc gây tê, kỹ thuật đúng và kiến thức đầy đủ về các phản ứng phụ, điều trị đặc hiệu, sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan tới thuốc tê và thực hiện các thủ thuật này trong môi trường nội trú.
Vào ngày 18/9/2017, một quy định luật mới đối với các phòng khám tư nhân, môi trường ngoại trú và bệnh viện trở nên bắt buộc ở Brazil. Chúng được xuất bản bởi viện y học liên bang (Federal Council of Medicine- Conselho Federal de Medicina - CFM) sau khi một số những thay đổi trong nghị quyết CFM n° 2.056/2013.)
Các dịch vụ có liên quan tới thủ thuật y khoa xâm lấn luôn tiềm ẩn những nguy cơ phản ứng quá mẫn, và suy hô hấp, suy tuần hoàn, bao gồm cả những nơi mà chỉ có thuốc gây tê cục bộ không có thuốc an thần- được lưu trữ ở các văn phòng da liễu nhóm 3. Trong trường hợp này, bên cạnh cấu trúc cơ bản cho dịch vụ y tế, các văn phòng và dịch vụ này phải có đầu vào và trang thiết bị để trị liệu và điều trị các phản ứng phản vệ, và để giảm ngay các biến chứng do can thiệp điều trị.
Theo như các bằng chứng được chỉ ra trong những nghiên cứu gần đây về tính an toàn của các loại thuốc tê cục bộ trong các thủ thuật da liễu, các tác giả đề nghị xem xét lại các yêu cầu hiện tại của nghị quyết. Các thủ thuật da liễu như: cắt bỏ tổn thương da nhỏ, cần 1 liều tê cục bộ an toàn (<6.4 mL lidocaine) và được thực hiện bởi bác sĩ da liễu.
Đề nghị
Không được công bố.
☆How to cite this article: Cherobin ACFP, Tavares GT. Safety of local anesthetics. An Bras Dermatol. 2020;95:82-90.
☆☆Study conducted at the Dermatology Service, Hospital das Clínicas, Universidade Federal de Minas Gerais, Belo Horizonte, MG, Brazil.
Hagtag: #gaytecucbo, #oantoantrongthammy, #socte
Link: ĐỘ AN TOÀN CỦA THUỐC GÂY TÊ CỤC BỘ PHẦN I